0 Facebook Social Youtube Social Zalo

Cách tính diện tích sàn xây dựng và những điều cần lưu ý

Ngày đăng: 15/01/2021

Thực tế thì có nhiều cách tính mặt sàn xây dựng khác nhau. Khác nhau ở đây không hoàn toàn là khác nhau về giá thành, kết cấu mà chỉ khác nhau về những sai lệch, chung qui lại thì chúng đều như nhau. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về cách tính diện tích sàn xây dựng được các chủ đâu tư, nhà thầu xây dựng thường sử dụng nhất.

Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn xây dựng như thế nào? Đó là những câu hỏi mà mọi người đều quan tâm và muốn tìm hiểu. Liệu chúng thật sự cần thiết như thế nào thì theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Ngày nay cuộc sống hiện đại, nhu cầu xây dựng nhà ngày càng tăng cao và đa số khách hàng đều lựa chọn dịch vụ xây nhà trọn gói cho mình. Vì thế việc nắm bắt được cách tính diện tích sàn xây dựng, cách tính m2 trong xây dựng là điều cần thiết. Nắm bắt được cách tính này sẽ giúp bạn dự trù chi phí và chủ động trong việc tính toán khi có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở hoặc các công trình khác.

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Quy định tính diện tích sàn xây dựng.

Vậy diện tích sàn là gì và cách tính diện tích sàn xây dựng sẽ như thế nào?

Diện tích sàn bao gồm diện tích sàn của một tầng và tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị quy định theo tài liệu QCVN 03:2012/BXD như sau:

Diện tích sàn của một tầng: Là diện tích sàn trong phạm vi mép ngoài của các tường bao thuộc tầng (bao gồm cả phần diện tích hành lang, ban công, lô gia, ...)

Tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà: Là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng (bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng mái tum).

Tham khảo thêm: Logia là gì? Những điều cần biết khi thiết kế logia cho căn hộ

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn xây dựng.

Thực tế thì có nhiều cách tính mặt sàn xây dựng khác nhau. Khác nhau ở đây không hoàn toàn là khác nhau về giá thành, kết cấu mà chỉ khác nhau về những sai lệch, chung qui lại thì chúng đều như nhau. Ở đây, chúng ta chỉ bàn về cách tính diện tích sàn xây dựng được các chủ đâu tư, nhà thầu xây dựng thường sử dụng nhất. Do đó, khi xây dựng nhà ở, đừng quan tâm chi phí trên từng m2 mà hãy quan tâm đến tổng giá trị của hợp đồng là bao nhiêu cũng như những yêu cầu, chú ý mà các nhà thầu thực hiện trong gói thầu.

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác.

Trong đó:

  • Diện tích sàn sử dụng:  Diện tích sử dụng có mái tính 100% (BTCT, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái…).
  • Diện tích khác: Trần WC, phần móng, sân, tầng hầm, dầm giằng, bể nước, bể phốt…

Diện tích sàn:

  •  Phần có mái che phía trên là: tính 100% diện tích.
  •  Phần không có mái che nhưng có lát gạch nền là: tính 50% diện tích.
  •  Ô trống trong nhà.
  •  Nếu dưới 4m2: tính như sàn bình thường.
  •  Nếu trên 4m2: tính 70% diện tích.
  •  Nếu lớn hơn 8m2: tính 50% diện tích.

Phần gia cố đất yếu:

  •  Sử dụng vật liệu gỗ hoặc thép để gia cố đất yếu, tùy thuộc vào đặc tính cũng như điều kiện thi công mà chúng ta chọn vật liệu phù hợp.
  •  Tính 20% diện tích nếu sử dụng phương pháp đổ bê tông cốt thép.

Phần móng:

  •  Móng đơn: tính = 20%-25% Diện tích tầng 1 (tầng trệt).
  •  Móng cọc: tính = 30%-40% Diện tích tầng 1 (tầng trệt)
  •  Móng băng, móng bè: tính = 40%-60% Diện tích tầng 1 (tầng trệt).
  •  Nền BTCT, bể phốt, hố ga BTCT treo vào đài và dầm giằng: 20-25% Diện tích tầng 1 (tầng trệt).

Phần tầng hầm (nếu có):

  •  Nếu hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.5m so với code đỉnh ram hầm: tính 135% diện tích.
  •  Nếu hầm có độ sâu nhỏ hơn 1.8m so với code đỉnh ram hầm: tính 150% diện tích.
  •  Hầm có độ sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm tính: tính 180% diện tích.
  •  Hầm có độ sâu lớn hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm tính: tính 200% diện tích.

Phần sân:

  •  Dưới 20m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 100%
  •  Dưới 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 70%
  •  Trên 40m2 có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền tính 50%

Phần mái:

  •  Mái bê tông cốt thép, không lát gạch: tính 50% diện tích của mái, nếu có lát gạch tính 10% diện tích của mái.
  •  Mái ngói vì kèo sắt: tính 60% diện tích của mái.
  •  Mái ngói trần thạch cao: tính thêm 25% diện tích mái;
  •  Mái bê tông dán ngói: tính 85% diện tích của mái.
  •  Mái tôn: tính 30% diện tích của mái.

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Tính chi phí xây dựng nhà theo m2.

Khi báo giá chi phí xây dựng nhà ở, nhà thầu thường đưa ra số liệu diện tích tổng tính bằng m2 làm cơ sở tính chi phí xây dựng (cho phần nhân công hay phần nhân công + vật tư phân thô). Nhiều khách hàng thường không biết cách tính thế nào là hợp lý nên không biết số m2 mà nhà thầu đưa ra có chính xác hay không. Có thể xem ví dụ sau đây:

Ví dụ: Công trình có kích thước rộng 4m x dài 20m = 80 m2 xây 3 tầng + 1 chuồng cu 40 m2 đơn giá xây trọn gói 4.400.000 đ/m2 đơn giá xây thô là 2.800.000 đ/m2,

Hiện nay giá xây dựng thô khoảng 2.600.000 đến 3.200.000 đ/m2 và tùy vào khu vực, vị trí công trình và chi phí xây nhà trọn gói dao động từ 4.000.000->8.000.000 đ/m2 xây dựng tùy theo yêu cầu và quy mô của công trình.

Giá trên đây chỉ tính theo tại thời điểm của bài viết.

Lưu ý: Nhà bao gồm 1 tầng trệt +2 lầu nghĩa là có 3 sàn bê tông chiều cao tầng từ 13.m-13.5m

  • Móng băng: 50% x 80m2 x 2.800.000 = 112.000.000 đồng.
  • Thân nhà: 100% x 3 tầng x 80m2 x 4.400.000 = 1.056.000.000 đồng.
  • Chuồng cu: 100% x 40m2 x 4.400.000 = 176.000.000 đồng
  • Sân thượng: 50% x 40m2 x 4.400.000 = 88.000.000 đồng.

Vậy tổng chi phí phải chuẩn bị xây nhà là 1.432.000.000 đồng ( Một tỷ bốn trăm ba mươi hai triệu đồng ).

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Cách tính diện tích sàn và những điều cần lưu ý

Về cách tính chi phí xây nhà có lẽ hơi rắc rối khó hiểu nhưng với dân kĩ thuật, dân xây dựng hay các kiến trúc sư thì công việc này lại hoàn toàn đơn giản. Họ được học đầy đủ các kĩ năng cần thiết để làm việc.

Tuy nhiên, cách tính theo m2 sàn như thế này chỉ mang tính tham khảo. Trong thực tế chúng phức tạp hơn nhiều, nhà thầu cần phải lập dự toán chi tiết từng công việc cụ thể theo hồ sơ bản vẽ thiết kế đã có nhằm giúp gia chủ yên tâm khi ký hợp đồng, từ đó có thể kiểm soát được công việc của nhà thầu trong quá trình thi công.

Trên đây cách tính diện tích sàn xây dựng cũng như gợi ý về cách tính chi phí xây dựng thông dụng, chúng có thể sẽ có ích khi bạn cần xây dựng nhà ở hay sửa chửa chúng. Nếu còn nhiều thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để có những ý kiến tư vấn cần thiết cho bạn.

Miễn phí 100% phí thiết kế thi công nội thất ngay hôm nay

Liên hệ: 0901 806 999 để được tư vấn cụ thể.

Mail báo giá: info@aeros.vn

Hoặc để lại thông tin liên lạc trên form đăng ký dưới đây, đội ngũ thiết kế của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất

Back to top