0 Facebook Social Youtube Social Zalo

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Ngày đăng: 15/01/2021

MFC, MDF là 2 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Gỗ MFC là một trong những dòng cốt gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong thi công nội thất nhà ở, văn phòng, nhà hàng vv… Hiện có trên 80% đồ gỗ nội thất được sản xuất hàng năm dựa trên loại cốt gỗ này. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về dòng gỗ thú vị này qua bài viết dưới đây

Gỗ MFC, gỗ MDF là 2 loại gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm nội thất trên thị trường hiện nay. Gỗ MFC là một trong những dòng cốt gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong thi công nội thất nhà ở, văn phòng, nhà hàng vv… Hiện có trên 80% đồ gỗ nội thất được sản xuất hàng năm dựa trên loại cốt gỗ này. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về dòng gỗ thú vị này qua bài viết dưới đây

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Gỗ MFC là gì?

MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine bề mặt. Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại dăm gỗ, gỗ được băm nhỏ, vụn gỗ.

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Ưu điểm của gỗ MFC

- Khả năng chống cong vênh, bong tróc, mục ruỗng hay nứt nẻ tối ưu
- Bề mặt trơn, phẳng nên dễ dàng vệ sinh lau chùi
- Tính chịu ẩm cao phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường Việt Nam
- Độ bám sơn cao
- Quy trình gia công đơn giản, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển phong phú
- Bảng màu rất đa dạng, phong phú và hiện đại.
- Cách âm, cách nhiệt tốt
- Đặc biệt, giá thành lại rất rẻ hơn nhiều lần so với gỗ công nghiệp khác hay gỗ tự nhiên
- Tuổi thọ của gỗ ép MFC rất lâu khoảng từ 15-20 năm, có khi còn hơn nếu được bảo quản tốt, gỗ ép MFC rất thân thiện với môi trường đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Hạn chế gỗ MFC

- Màu sơn dễ bị trầy xước gây mất tự nhiên
- Khả năng chịu nước kém

Xuất xứ gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Malaysia với hãng Mieco và Đức với hãng Egger là hai nơi sản xuất gỗ công nghiệp MFC hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam trước kia, nguồn cung cấp MFC chủ yếu là ở Malaysia, Trung Quốc.

Ván của Malaysia được đánh giá cao hơn về chất lượng, tuy nhiên giá thành hơi cao. Trong khi đó, ván có xuất xứ từ Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhưng nồng độ formaldehyde vẫn chưa được kiểm soát nên hàm lượng keo trong ván còn khá cao, không an toàn cho người sử dụng.

Malaysia và Đức là 2 quốc gia sản xuất gỗ MFC nhiều nhất thế giới, với nguồn gỗ chất lượng và được tin dùng nhiều nhất.

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thành lập và đưa ngành gỗ công nghiệp của việt nam lên một tầm cao mới - sản xuất ván gỗ công nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp sản xuất gỗ công nghiệp uy tín tại Việt Nam trước tiên phải kể đến là:

Công ty Gỗ An Cường (website chính thức: http://ancuong.com/)

Đây là công ty chuyên sản xuất và phân phối các loại gỗ công nghiệp cho ngành trang trí nội thất với với khoảng hơn 3000 nhân viên, 10 showroom, 240.000m2 diện tích sản xuất cùng  các công nghệ, dây chuyền sản xuất máy móc hiện đại được nhập từ Ý, Châu Âu

Các sản phẩm gỗ công nghiệp chủ yếu của An Cường như:

  • Ván MFC
  • Laminate Kingdom
  • Formica Laminate
  • Acrylic bóng gương
  • Veneer
  • Ván thô, sàn gỗ công nghiệp với hàng ngàn màu gỗ khác nhau và hàng trăm vân gỗ đẹp, tự nhiên, chất lượng.

Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong nghề, An Cường đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực gỗ công nghiệp, gây dựng được thương hiệu với các sản phẩm có độ bền cao đến hàng chục năm và chất lượng với bề mặt không cong vênh, bay màu, nứt nẻ.

Không những vậy, sản phẩm của An Cường đạt được chứng nhận CQ (chuẩn chất lượng quốc tế do viện gỗ Malaysia cấp) và cũng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam đạt Chứng nhận Green Label (chứng nhận sản phẩm xanh – sạch – thân thiện và bảo vệ môi trường của Singapore).

Công ty gỗ Cường Thịnh

Công ty gỗ Cường Thịnh được thành lập là một trong những công ty sản xuất chế biến gỗ chất lượng tại Việt Nam với hệ thống 8 nhà máy được trang bị công nghệ máy móc nhập từ Châu Âu và sở hữu khoảng 6500 công nhân.

Sản phẩm chính của Cường Thịnh là: Nội – ngoại thất bằng gỗ, ván dăm, ván sàn, rừng trồng, ván lạng.

Công ty AA Corporation

Đây là một trong những công ty sản xuất, phân phối gỗ, nội thất hàng đầu Việt Nam với nhiều dự án nội thất nổi tiếng trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, khách sạn.

Với hơn 80.000m2 diện tích nhà xưởng cùng 1.500 công nhân, AA đã khẳng định vị thế của mình với các sản phẩm nội thất cũng như ván gỗ công nghiệp chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu trong nước lẫn thị trường nước ngoài  như Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Á và Châu Âu.

Cấu tạo và đặc tính gỗ MFC là gì

Cấu tạo gỗ MFC là gì? Đặc tính có gì nổi bật?

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Nhiều người nghĩ gỗ công nghiệp là phế phẩm gỗ tự nhiên, vụn gỗ bỏ đi mới cần dùng keo để kết lại thành ván, nên chất lượng không cao. Tuy nhiên, quan điểm đó hoàn toàn sai lệch, bởi vì nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là các loại gỗ rừng trồng có thời gian thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su…

Sau khi thu hoạch, gỗ được đưa vào máy băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Tuy nhiên, nguồn dăm gỗ sau khi được sơ chế đều phải trải qua quá trình tẩm sấy nghiêm ngặt để loại bỏ gần như hoàn toàn những tác nhân gây mối mọt, ẩm mốc.

Bên cạnh đó, bề mặt tấm MFC sau khi hoàn thiện còn được phủ lớp nhựa Melamine  hoặc giấy in vân gỗ để nâng cao tính thẩm mỹ, chống thấm nước và hạn chế trầy xước cho gỗ. MFC có bảng màu vô cùng phong phú, với khoảng 80 màu từ màu trơn (trắng, đen, xám, đỏ vv…) cho đến màu vân gỗ, màu giả đá và các chất liệu khác.

Bề mặt tấm MFC thường được giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. MFC là loại gỗ có ứng dụng cực kỳ rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng bởi giá cả loại gỗ này rất hợp lý.

Với gỗ MFC, trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ nội thất có thể đảm bảo tuổi thọ từ 10 – 15 thậm chí là 20 năm mà không hề thay đổi chất lượng. 

Đặc tính vật lý của gỗ công nghiệp MFC: 

  • Bề mặt tấm MFC đa dạng về màu sắc, có thể là màu trơn, màu giả vân gỗ hay màu giả kim loại để bạn lựa chọn theo sở thích. 
  • Khả năng chịu lực khá, chịu nhiệt cao. 
  • Do được tạo nên từ dăm gỗ + lực ép vừa phải nên khối lượng gỗ MFC cực nhẹ. Có thể sử dụng trong những hạng mục vách trang trí dài mà không bị cong.
  • Khả năng chống ẩm kém nếu sử dụng code ván dăm thường. Còn nếu bạn lựa chọn code ván dăm lõi xanh chống ẩm thì có thể chống chịu trong môi trường ẩm ướt.

Phân loại gỗ công nghiệp MFC

Phân loại theo kích thước

Loại chuẩn

Các loại kích thước và độ dày ván MFC tiêu chuẩn tại Việt Nam phổ biến như sau:

Độ dày Kích thước
Size nhỏ: 4′ x8′ 1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′ 1830x2440x (12/18/25/30)mm

Loại vượt khổ

Bên cạnh các kích thước chuẩn, MFC còn có các kích thước vượt khổ khác nhằm phục vụ cho việc đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế với kích thước lớn như:

Độ dày Kích thước
4′ x 9′ 1220x2745x (18/25)mm

Phân loại theo đặc tính

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Loại thường

Gỗ MFC và MDF thường có khoảng 80 màu với đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Mahogary (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giả tỵ), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ, Trắc, Mun vv…

Chú ý: đối với đồ nội thất nhà ở, văn phòng, cửa hàng, chỉ cần sử dụng cốt MFC tiêu chuẩn. Đối với các khu vực hay phải tiếp xúc với nước như toilet, tủ bếp, ban công vv… nên sử dụng MFC chống ẩm

Loại chống ẩm

Cũng giống như MDF, MFC tồn tại hai dạng là dạng thường và dạng MFC chống ẩm dành cho các khu vực ngoài trời hoặc phải tiếp xúc nhiều với nước. MFC chống ẩm lõi xanh có khoảng 240 màu V313 tương tự như màu của MFC dạng chuẩn.

MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt … Đặc biệt là ở miền Bắc nơi có khí hậu ẩm ướt, nếu muốn có sản phẩm hoàn hảo và bền bỉ thì quý khách nên dùng MFC chống ẩm. Hiện nay MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.

Quy trình sản xuất ván MFC

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Sau đây là quy trình sản xuất một tấm MFC thành phẩm:

Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

Sau khi nghiền gỗ thành các dăm nhỏ, người ta đem sấy ở nhiệt độ quy định.

Sàng lọc, phân loại thành các dăm gỗ có kích thước khác nhau.

Trộn dăm gỗ với keo chuyên dụng, chất kết dính và đưa sang công đoạn tạo hình.

Bước 2: Tạo hình & cắt ván dăm

Các tấm ván được tạo hình dựa trên thông số độ dày và mật độ gỗ.

Ván được ép sơ bộ và cắt theo độ dài tiêu chuẩn rồi chuyển sang công đoạn ép nóng.

Ván được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao

Ván được xén cạnh, loại bỏ phần lỗi và mài nhẵn cạnh

Bước 3: Kiểm định chất lượng ván

Những tấm ván MFC được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng và thẩm mỹ trước khi tung ra thị trường

Bước 4: Ép Melamine

Ván được ép một lớp giấy trang trí Melamine, phủ trên bề mặt tấm ván dưới nhiệt độ và áp suất cao. Thành phẩm tạo ra gọi là MFC

Giấy Melamine thực chất là một loại giấy nền được cấu tạo vân, tạo màu sắc phù hợp với xu hướng sản xuất đồ nội thất hiện đại trên thị trường. Giấy đã được nhúng keo và sấy khô do đó có khả năng chống xước và chống ẩm tốt, thân thiện với môi trường.

Ứng dụng gỗ MFC

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, văn phòng. MFC chiếm hơn 80% đồ gỗ công nghiệp được sản xuất mỗi năm bởi ưu điểm về giá cả và màu sắc đa dạng, hợp lí. Một số đồ nội thất nhà ở thường làm bằng MFC cụ thể như: tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ vv,…

Bên cạnh đó để tăng tính thẩm mỹ cho đồ nội thất gia đình, các công ty thi công nội thất chung cư, văn phòng, showroom,… thường tư vấn khách hàng sử dụng cốt MFC kết hợp với vật liệu bề mặt như Veneer, Laminate hoặc phủ sơn.

MFC được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở bởi tính bền và thẩm mỹ cao

Ngoài ra, ván MFC còn khá linh hoạt với nhiều không gian lắp đặt khác nhau. Ví dụ như những không gian trong nhà ít tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, người ta dùng MFC tiêu chuẩn để tiết kiệm chi phí. Những khu vực có mật độ sử dụng cao hơn, hay khu vực ẩm ướt, MFC chống ẩm sẽ giúp bảo vệ tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, an toàn hơn với người sử dụng.

Gỗ MFC là gì? Cấu tạo và đặc tính ứng dụng

Với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, MFC được ứng dụng ngày càng rộng rãi và được nhiều tổ chức khuyên dùng bởi tính thân thiện với môi trường. MFC sẽ góp phần giải quyết sự thiếu hụt của gỗ tự nhiên trong thời gian tới.

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin xoay quanh câu hỏi gỗ MFC là gì. Hi vọng những gì bài viết trên đây chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về một dòng gỗ công nghiệp đang thịnh hành, đồng thời giải đáp được phần nào thắc mắc Có nên làm đồ nội thất bằng gỗ MFC hay không. Chúc các bạn thành công!

**HOT** Miễn phí 100% phí thiết kế nội thất ngay hôm nay

Liên hệ: 0901 806 999 để được tư vấn cụ thể.

Mail báo giá: info@aeros.vn

Hoặc để lại thông tin liên lạc trên form đăng ký dưới đây, đội ngũ thiết kế của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất

Back to top