0 Facebook Social Youtube Social Zalo

Quy trình làm móng nhà và những lưu ý cần biết

Ngày đăng: 15/01/2021

Đối với bất cứ công trình nhà ở nào dù là nhà cấp 4 hay nhà cao tầng cũng đều vô cùng chú trọng đến phần móng. Móng nhà giữ vai trò quyết định đến sự chắc chắn và bền vững cho cả công trình xây dựng. Quy trình làm móng nhà phải đảm bảo đúng và chắc để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho cả công trình.

Đối với bất cứ công trình nhà ở nào dù là nhà cấp 4 hay nhà cao tầng cũng đều vô cùng chú trọng đến phần móng. Móng nhà giữ vai trò quyết định đến sự chắc chắn và bền vững cho cả công trình xây dựng. Quy trình làm móng nhà phải đảm bảo đúng và chắc để đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho cả công trình.

Những điều cần biết về móng nhà

quy trình làm móng nhà

Móng nhà là kết cấu xây dựng nằm dưới cùng của một căn nhà. Tác dụng của nó là là tiếp nhận trọng lực và truyền tải trọng của cả căn nhà xuống dưới nền đất, giữ độ lún của công trình không vượt quá các trị số quy định giới hạn giữ cho sự ổn định của căn nhà. Chính vì vậy, khâu làm móng càng quan trọng hơn, móng nhà càng tốt thì công trình xây dựng càng an toàn.

Hiểu một cách gần gũi nhất thì móng nhà là phần dưới cùng và không thể thiếu của bất kì công trình nào. Là phần quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Chính vì vậy bạn cần lưu ý hết sức đến quy trình làm móng nhà.

Quy trình làm móng nhà phải đảm bảo đáp ứng được đầy đủ tất cả những yêu cầu kĩ thuật cùng sự chuyên nghiệp trong khi thi công công trình. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 4 loại móng nhà phổ biến được sử dụng nhiều nhất sau đây.

Có thể bạn quan tâm: Những mẫu thiết kế nhà chữ L 80m2 đẹp tinh tế

Những loại móng nhà phổ biến trong xây dựng công trình.

Móng đơn

quy trình làm móng nhà

Móng đơn là loại móng riêng lẻ, được sử dụng nhiều nhất để xây dựng dưới chân cột điện, cột nhà,…

Móng đơn có tác dụng chịu lực được xây dựng nằm riêng lẻ trên mặt đất hình vuông, hoặc hình chữ nhật, tròn,… Có thể là móng cứng, móng mền hoặc kết hợp móng cứng và mền, để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng cạnh nhau.

Loại móng này chính là loại móng đơn giản và dễ gia công. Cũng là giải pháp tối ưu nhất dùng để sửa chữa và cải tạo nhà nhỏ lẻ.

Móng bè

quy trình làm móng nhà

Móng bè được sử dụng để giảm áp lực trên nền đất cho công trình. Chính vì vậy móng bè được sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu và sức kháng nén không cao.

Xây dựng móng bè là dạng móng trải rộng dưới toàn bộ công trình, chính vì vậy vừa vặn có thể giảm được áp lực cho toàn bộ công trình và tạo độ chắc chắn cho nền đất.

Móng băng

Giống như cái tên, móng băng có hình dáng là một dải dài. Thường được dùng để đào móng quanh khuôn viên của công trình hoặc là đào song song với nhau. Những dải móng băng có thể độc lập hoặc giao nhau thành hình chữ thập, dùng để đỡ tường hoặc cột.

Móng băng là loại móng hay dùng nhất trong xây dựng nhà, vì nó lún rất đều nên đảm bảo an toàn hơn. Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng hoặc móng mền hay kết hợp cả hai loại.

Móng cọc

Quy trình làm móng nhà và những lưu ý cần biết

Cọc và đài cọc là đặc trưng của loại móng này. Cũng như tất cả các loại móng khác, móng cọc dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất giúp công trình vững vàng và an toàn.

Loại móng này thường sử dụng trên nền đất tốt, những cây cọc lớn được đóng, hạ xuống các tầng đất tốt đến tận tầng đất sâu là sỏi đá. Ngày xưa, người Việt Nam ta hay sử dụng các loại cọc tre, cọc tràm,… Tuy nhiên hiện nay nguời ta lại thay thể bằng cọc bê tông cốt thép để đảm bảo chắc chắn hơn.

Tham khảo thêm: Gỗ công nghiệp là gì? Những kiến thức cơ bản về gỗ công nghiệp

Những lưu ý đảm bảo thi công đúng quy trình làm móng nhà

1. Khảo sát địa chất để xác định loại móng sẽ gia công

quy trình làm móng nhà

Để xác định được loại móng nhà sẽ gia công, bước đầu tiên là phải khảo sát thật kĩ địa chất nơi chuẩn bị xây dựng công trình. Việc khảo sát địa chất này vừa giúp xác định các vấn đề của địa chất, nơi nào xấu, tốt để từ đó mà có cách khắc phục tốt nhất khi làm móng nhà.

2. Lựa chọn móng nhà phù hợp

Như đã nói, chúng tôi cũng đã nhiều lần nói rằng việc lựa chọn móng nhà quyết định chất lượng của công trình nhà ở. Để làm được việc này, trước tiên bạn phải biết được các loại móng thông dụng. Sau đó, để chắc chắn hơn bạn hãy nhận tư vấn từ nhà thầu công trình và cùng chọn ra loại móng nahf phù hợp nhất.

3. Quy trình thi công móng nhà

Sau khi khảo sát địa chất nơi công trình xây dựng và lựa chọn móng nhà phù hợp. Quy trình làm móng nhà gồm các bước cơ bản sau:

  1. Hạ thổ đào hố móng
  2. Dầm đất và làm phẳng mặt hố móng
  3. Kiểm tra đất và xác định cao độ lót móng để phù hợp với công trình
  4. Đổ bê tông và cắt đầu cọc lót móng
  5. Ghép cốp pha và đổ bê tông móng
  6. Tháo cốp pha sau khi lớp bê tông khô
  7. Bảo dưỡng lớp bê tông

Trong các bước cơ bản trên cần chú ý 6 công đoạn quan trọng nhất:

Cách ép cọc bê tông móng nhà

quy trình làm móng nhà

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng và đáng quan tâm khi bạn dựng công trình trên nền đất mềm như trên ao hồ san lấp. Để đảm bảo móng được kiên cố thì nền cần phải cứng và chắc, khi đó công trình mới đảm bảo bền vững. Cũng chính vì lý do này mà các cọc bê tông cốt thép cần được kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo đủ tiêu chuẩn và không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Việc ép cọc nếu thi công không tốt thì rất dễ gây ảnh hưởng đến những khu đất và công trình lân cận cũng như chất lượng công trình về sau. Vì vậy, quá trình thực hiện cần đảm bảo đúng kĩ thuật ép cọc và được làm bởi người có chuyên môn để không ảnh hưởng đến khu vực lân cận.

Xem ngay: Thước lỗ ban là gì? Ý nghĩa và cách xem thước lỗ ban chuẩn

Công tác tạo độ cứng móng nhà

Quy trình làm móng nhà và những lưu ý cần biết

Vẫn là nền tảng của ngôi nhà được chú ý quan tâm nhất, là bộ phận chịu tải trọng của toàn bộ công trình bên trên. Vì vậy khi lót nền để tạo độ cứng cho móng nhà cần có độ phẳng.

Nên dùng vữa xi măng trộn với gạch vỡ rải đều, tránh dùng những phế thải công trình đề lót móng. Thưởng người ta sẽ dùng đá nhỏ kích cỡ 4cm đến 6cm để làm lớp lót, giữ hố móng khô ráo, tránh sạt lở, sụt hố móng.

Quá trình thực hiện công đoạn này cần chú ý tính toán kĩ thuật để đặt ống cống thoát cấp nước, tránh đục phá và gây khó khăn cùng lãng phí vật liệu. Chú ý kĩ thuật phải cần thận để tránh ảnh hưởng đến công trình bên cạnh.

Công tác ván khuôn

quy trình làm móng nhà

Đây là công đoạn tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông và cốt thép trong quá trình thi công móng nhà.

Ván khuôn được làm chủ yếu từ gỗ và thép. Lắp đặt ván khuôn đúng kĩ thuật phải vững chắc, kín khít và không cong vênh. Phần bên trong ván khuôn phải được làm sạch và chống dính, kích thước hình học ván phải chính xác để hoàn thiện công trình dễ dàng và không hao phí vật tư.

Công tác trộn bê tông

quy trình làm móng nhà

Trộn bê tông cần chú ý đúng tỷ lệ và kĩ thuật trộn bê tông để đảm bảo chất lượng bê tông được tốt nhất. Nguyên vật liệu để trộn bê tông như cát, sỏi, đá,….cần phải sạch sẽ và đồng đều là tốt nhất.

Thời gian trộn bê tông thích hợp nhất là từ 2-3 phút, với kĩ thuật trộn đồng đều thì thời gian này là đủ để hỗn hợp bê tông đồng nhất. Sau khi trộn xong, thời gian dùng bê tông tốt nhất là trong 45 phút. Qua 45 phút có thể không đảm bảo được chất lượng, vì vậy tránh trộn quá nhiều bê tông một lần mà hãy trộn từng đợt, trộn đến đâu dùng đến đó là tốt nhất.

Quy trình làm móng nhà và những lưu ý cần biết

Xem thêm: 57 Mẫu thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp phù hợp cho mọi không gian

Công tác bảo dưỡng bê tông

Sau khi đổ bê tông, cần bảo dưỡng liên tục trong ít nhất 7 ngày là tốt nhất. Bảo dưỡng ở đây chính là theo dõi quá trình đông kết, trong quá trình bê tông đông kết, nếu nước không đủ để thủy hóa thì cường độ phát triển bị ảnh hưởng dẫn đến nứt nẻ công trình.

Vậy! giữ ẩm chính là bảo dưỡng móng bê tông. Phun nước là cách tốt nhất, khi phun nước nên chú ý điều chỉnh tia nước nhỏ và đều đặn đảm bảo không để sót, theo chu kì phun không đổi. Chú ý phun đều đặn và thường xuyên với tia nước nhỏ tốt hơn là phun ào ào nhưng cách quãng sẽ tạo cơ hội để móng bị khô và ảnh hưởng đến quá trình thủy hóa.

Đặc biệt nếu trong quá trình đồ bê tông, bê tông chưa kịp đông kết mà trời mưa thì phải tìm cách che đậy, sau khi bê tông hoàn thành quá trình đông kết ta bước vào quá trình giữ ẩm, nếu trong quá trình giữ ẩm mà không thể phun nước quá thường xuyên lại gặp nắng lớn ta có thể thực hiện các biện pháp che chắn. Mặt phủ cũng cần được tưới nước và luôn giữ ẩm.

quy trình làm móng nhà

Thời gian bảo dưỡng ít nhất là trong 7 ngày đầu, tốt nhất ban ngày cách 3 giờ tưới một lần, ban đêm ít nhất một lần. Nếu trời nắng nóng, thời gian bảo dưỡng phải kéo dài hơn, bắt đầu tính từ ngày 14 đến ngày 18 phải giữ cường độ tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày đêm.

Để đảm bảo chất lượng công trình cần chú ý và tính toán kĩ lưỡng cùng giám sát chặt chẽ các bước thực hiện công trình. Làm tốt yêu cầu giám sát các bước công trình đảm bảo cho công trình an toàn và vững chắc sau khi thực hiện. Tránh được tình trạng nứt sàn bê tông hay sụt lấn, nghiêng vẹo tăng tuổi thọ công trình.

Công tác tháo dỡ cốp pha

Khi nào bạn được tháo dỡ cốp pha, đó chính là khi kết cấu bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu.Thời gian thích hợp thông thường là 3 đến 4 tuần sau khi đổ với điều kiện thời tiết bình thưởng.

Nếu có điều kiện bạn nên để càng lâu càng tốt, tránh trường hợp vì quá vội vàng tháo dỡ mà dẫn đến những tai nạn đáng tiếc vì làm sụp đổ cấu kiện.

Không thể bỏ lỡ: 60 Mẫu thiết kế nội thất phòng khách đẹp bạn không nên bỏ qua

4. Lựa chọn nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng công trình

quy trình làm móng nhà

Quy trình thi công móng nhà đảm bảo cho công trình một phần chất lượng. Tuy nhiên, nếu nguyên vật liệu bạn chọn không đảm bảo chất lượng thì tất cả cũng coi như bỏ đi. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn mua những nguyên vật liệu xây dựng có chất lượng tốt.

Một vấn đề nữa là bạn phải đảm bảo rằng chủ thầu công trình của mình thật đáng tin cậy và không xảy ra tình trạng bị cắt xén khối lượng hay thay đổi nguyên vật liệu đã chọn. Việc đổi nguyên vật liệu từ loại tốt sang loại kém hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.

Để khắc phục được vấn đề này, bạn cần phải giám sát thật chặt chẽ quá trình thực hiện và thi công công trình.

Tham khảo: Màu pastel là gì? Và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Những sai lầm dễ mắc phải trong quy trình làm móng nhà

Nếu bạn đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết được những lưu ý mà tôi đã nhắc đến phía trên. Đó cũng chính là điều tôi muốn nói lại với bạn tại đây.

Đa số các chủ đầu tư đều không quan tâm nhiều đến những khâu như khảo sát địa chất không kĩ càng, cùng những vấn đề về móng nhà và khảo sát quy trình không kĩ càng mà giao hoàn toàn cho chủ thầu. Đây cũng chính là sai soát chết người nhất khiến cho công trình của bạn không đảm bảo.

quy trình làm móng nhà

Một vấn đề vô cùng quan trọng trước khi thi công móng đó chính là chọn nhà thầu. Bạn hãy chú ý và chọn nhà thầu thích hợp, công ty có thợ thi công với nhiều kinh nghiệm và có những công trình chất lượng trước đó. Việc này sẽ giúp bạn an tâm hơn về việc móng nhà và công trình được xây dựng đảm bảo đúng quy trình.

Móng nhà là phần kết cấu quan trọng nhất của cả công trình, quyết định đến chất lượng công trình, đảm bảo chất lượng công trình vững chắc và an toàn sau này. Chính vì vậy, tất cả những công trình đều được nhà thầu cùng chủ đầu tư chú trọng xây dựng phần móng. Chúng tôi hy vọng qua những chia sẻ trên về quy trình làm móng nhà sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản nhất, giúp bạn xây dựng công trình thành công.

Back to top